Thách thức của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh Triều Tiên
Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Nhật Bản ông Itsunori Onodera đã có những nhận xét trong một cuộc phỏng vấn của đài NHK như sau: “Nhiều khả năng Triều Tiên đã thử bom nhiệt hạch với sức
công phá ước tính khoảng 160 kiloton. Công nghệ của họ thực sự phát triển. Đây
là một mối đe dọa lớn và Triều Tiên đã đủ khả năng để được coi là một quốc gia
hạt nhân”. Theo như lời bộ trưởng thì sức công phá đến từ vụ thử bom nhiệt hạch hôm 3/9 của Triều Tiên có thể gấp 10 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống 2 thành phố Hirosima và Nagasaki năm 1945. Kết hợp với sức mạnh về tên lửa đạn đạo liên lục địa và Triểu Tiên đang nghiên cứu và phát triển thì đây hiển nhiên là một mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng cho Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí là cả Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Nhật Bản lo ngại về Triều Tiên (theo Reuters) |
Mặc dù Bộ trưởng đã có những phát biểu hết sức thận trọng. Nhưng qua 2 vụ thử tên lửa của Triều Tiên đi qua không phận Nhật Bản, tiếng còi báo động đã được vang lên, tuy nhiên, quân đội Nhật lại cho thấy dường như họ chưa sẵn sàng để đối phó với những tình huống bất ngờ mà người hàng xóm ồn ào mang lại.
Chính điều này đã khiến nhiều người trong cuộc đặt ra câu hỏi liệu Nhật Bản đã sẵn sàng đáp trả những hàng động khiêu khích hay chí ít là có những biện pháp để tự bảo vệ lãnh thổ của mình hay chưa?
Khó khăn về kỹ thuật
Hiện nay, Nhật Bản đang có 2 hệ thống phòng thủ tên lửa bao gồm: 4 tàu khu trục trang bị hệ thống SM-3 và hệ thống PAC-3 trên mặt đất. Trong đó, hệ thống PAC-3 chỉ có thể tiêu diệt được tên lửa đang ở giai đoạn cuối hoặc trong khoảng thời gian ngắn trước khi chạm mục tiêu. Vì thế, phương án sử dụng PAC-3 để đánh chặn tên lửa Triều Tiên là bất khả thi.
Phương án thứ 2 đó là sử dụng hệ thống SM-3. Tuy nhiên, điều khó khăn khi thực hiện SM-3 đó là chúng hiện đang được đặt ở trên tàu khu trục ngoài biển cộng thêm độ cao mà tên lửa Triều Tiên đạt tới là hơn 500km nên xác suất bắn hạ thành công là rất nhỏ. Trước đó, Nhật Bản cũng đã cho tập trận bắn thử SM-3 3 lần nhưng chỉ có 1 lần thành công như ý.
Khó khăn về mặt pháp lý
Về mặt pháp lý, quân đội Nhật Bản đang phải chịu những điều luật từ thời chiến tranh Thế Giới thứ 2 để lại đó là không được phép bắn hạ bất kỳ tên lửa nào nếu nó không vi phạm không phận, lãnh thổ của Nhật Bản. Trở lại với sự kiện ngày 13/9 khi mà tên lửa Triều Tiên bay qua quần đảo Hokkaido ở độ cao lên tới 550km mà theo công ước quốc tế thì không phận của Nhật chỉ ở độ cao 100km mà thôi.
Kế hoạch tấn công Guam của Triều Tiên (Nguồn VnExpress) |
Một khó khăn nữa khi Nhật sử dụng "Quyền phòng vệ tập thể" trong hiệp ước bảo vệ đồng minh. Nếu như các nước đồng minh gặp phải thảm họa và có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới Nhật thì khi đó các biện pháp quân sự mới được sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì "Quyền phòng vệ tập thể" lại không thể phát huy hiệu lực nếu như xét về nguy cơ gây ra xung đột tới các nước đồng minh của Nhật như Mỹ chẳng hạn.
Tóm lại, trước sự bành trướng ngày càng lớn của Triều Tiên thì 2 nước Nhật, Hàn sẽ phải gánh chịu hậu quả trực tiếp khi có chiến sự xảy ra. Và đây là điều mà bất kỳ ai đều không mong muốn, cho nên rất có thể trong tương lai, một cuộc họp giữa các thành viên của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc sẽ được tiến hành. Và Triều Tiên một lần nữa lại đạt được mục đích của mình khi khiến các quốc gia phải lùi bước nhân nhượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét