Các con số biết nói
Khu rừng Aokigahara được nhắc đến lần đầu tiên trong tác phẩm "Những hướng dẫn đầy đủ để tự sát" với cái tên "Nơi hoàn hảo để chết" của nhà văn Wataru Tsurumui. Nơi đây dần trở thành địa điểm "ưa thích" dành cho những ai có ý định tự tử.
Theo thống kê thì từ năm 1970 thì mỗi năm có đến hàng chục thậm chí hàng trăm người tìm đến khu rừng này để tự sát. Trong đó, con số người tự tử ở đây ngày càng tăng dần qua các năm, năm 1994 là có 57 vụ được phát hiện, đến năm 2004 thì con số này đã lên tới 108 vụ. Thậm chí, ban quản lý khu rừng đã phải xây dựng một phòng riêng để chứa xác những người tự sát tại đây.
Theo hồ sơ của cảnh sát địa phương thì đến năm 2010 đã ghi nhận ít nhất là hơn 200 trường hợp có ý định tự sát tại rừng Aokigahara và trong số đó 54 người đã không được cứu giúp kịp thời và đã biến nơi đây thành khu vực có nhiều người tự sát nhất trên thế giới.
Đi tìm nguyên nhân của khu rừng tự sát
Có nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho nguyên nhân nhiều người tự sát tại khu rừng này. Đó là do cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh khu rừng Aokigahara viết về một đôi tình nhân đã cùng tự sát tại nơi đây và từ đó đã mở ra trào lưu tự sát tại khu rừng này.
Một số khác lại tin rằng rừng Aokigahara là nơi ẩn náu của các loài quỷ dữ, linh hồn vất vưởng. Chính chúng là thủ phạm khiến cho những người đến đây cảm thấy buồn bã, thất vọng và nảy sinh ý định tự tử.
Một nguyên nhân nữa được chỉ ra là bởi bối cảnh khu rừng âm u, cô tịch, chứa nhiều quặng sắt làm ảnh hưởng tới la bàn khiến những người đi trong rừng trở nên lạc lối không thể thoát khỏi đây.
Về chính quyền Nhật thì họ là nghiêng về quan điểm các khu rừng tự sát ở đây là nơi lý tưởng cho các hoạt động giấu xác. Đã có nhiều trường hợp cán bộ rừng tìm thấy các bộ xương được cho là giấu tại đây mà không có giấy tờ tùy thân khiến cảnh sát không thể xác nhận được danh tính họ là ai.
Xem thêm: Truyền thuyết đáng sợ của Nhật
Một nguyên nhân nữa cũng khiến nhiều người tìm đến đây để tự sát đó là do tỷ lệ người tự sát ở Nhật vốn đã rất cao so với mặt bằng chung và nền văn hóa của Nhật cũng cổ xúy cho hành động tự sát này tiêu biểu như hình tượng dũng sĩ samurai mổ bụng tự sát chẳng hạn...
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân lý giải tại sao khu rừng Aokigahara lại trở thành địa điểm ưa thích của dân tự tử như vậy và chúng lại càng bao phủ một bức màn mờ ảo, đáng sợ lên khu rừng vốn đã không có thiện cảm này rồi.
Những nỗ lực hạn chế của chính quyền
Chính phủ Nhật cũng như chính quyền địa phương cũng đã tiến hành rất nhiều nỗ lực nhằm giảm bớt tình trạng tự tử tại khu rừng Aoigahara. Họ đã lập nhiều đội bảo vệ, tăng cường các cuộc tuần tra quanh rừng nhằm kịp thời phát hiện các nỗ lực tự sát cũng như tìm kiếm những thi thể của những người đã nằm lại khu rừng để đưa họ về nơi an táng.
Dọc quanh khu rừng cũng được thường xuyên lắp các tấm biển cảnh báo, nhắn nhủ nhằm hạn chế suy nghĩ tiêu cực của khách khi tới đây.
Các hoạt động cắm trại ở trong rừng này không bị cấm nhưng vẫn được cán bộ ở đây theo dõi nghiêm ngặt vì rất có thể những người cắm trại ở đây nhằm đấu tranh bản thân trước khi đi đến quyết định tự sát.
Do khu rừng nằm ngay trên một mỏ quặng sắt cho nên các phương tiện như la bàn, GPS, sóng điện thoại là hầu như vô dụng. Cùng với đó là khu rừng ở đây dày đặc các loại cây cối sẽ rất dễ khiến du khách bị lạc. Biện pháp được sử dụng để tránh lạc khi vào rừng đó là sử dụng băng dính để đánh dấu đoạn đường đi.
Sẽ còn rất nhiều giả thuyết về khu rừng tự sát Aokigahara cũng như nỗ lực ngăn chặn của chính quyền được tiến hành. Chính điều này sẽ tiếp tục tạo nên sự kỳ bí, đáng sợ cho khu rừng được mệnh danh là nơi hoàn hảo để chết này.