Người đàn bà bị rạch miệng Kuchisake-Onna
Là truyền thuyết kể về sự tích của những cô gái có chồng hay ghen làm tổn thương. Truyền thuyết này được nhắc đến cả trong Thần học Nhật Bản và trong các nghiên cứu hiện đại của sự tích về những người phụ nữ. Truyền thuyết về Kuchisake- Onna kể về một người phụ nữ xinh đẹp thời phong kiến là vợ của một samurai. Cô này có thói quen thường xuyên lừa dối chồng và rất kiêu căng. Người võ sĩ samurai cảm thấy như mình bị lừa và ghen tuông liền lấy kiếm rạch miệng cô vợ đến tận mang tai và hét "Giờ thì ngươi còn đẹp nữa không?". Kể từ đó, vào những đêm sương mù người ta thường thấy một người phụ nữ đeo khăn che kín mặt lang thang một mình. Khi gặp một người đi đường liền hỏi "trông ta có đẹp không". Nếu người đó nói có thì bà ta sẽ bỏ lớp khăn che mặt ra để lộ vết rạch dài tới tận mang tai và hỏi lại một câu tương tự như lúc đầu. Lúc này, nếu người đi đường bỏ chạy, bà ta sẽ đuổi theo sử dụng vũ khí là móng tay dài (hoặc có phụ bản cho là một lưỡi hái). Nếu nạn nhân là đàn ông thì sẽ giết ngay lập tức, còn là phụ nữ thì sẽ rạch miệng người đó ra để trở thành thế hệ Kuchisake-Onna tiếp theo.
Búp bê mọc tóc Okiku
Các bộ phim về đề tài búp bê từ lâu luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người điển hình có thể kể tới như Annabelle. Ở Nhật cũng có truyền thuyết đáng sợ về búp bế Okiku khiến nhiều người dựng tóc gáy. Okiku được đặt tên theo người chủ cuối cùng sở hữu búp bê. Truyền thuyết kể rằng, một cậu bé đã mua con búp bê này để tặng cho em gái của mình, cô bé Okiku lúc bấy giờ mới 2 tuổi. Cô bé rất yêu quý búp bê và coi nó như người bạn của mình vậy. Không may, cô bé lại mất sớm vì bạo bệnh. Gia đình cô bé khi ấy đã giữ lại con búp bê nhưng một thời gian sau họ nhận thấy mái tóc của búp bê thực sự mọc trở lại. Các thầy đồng đã nhận định, đây chính là linh hồn cô bé không được siêu thoát và đã nhập vào búp bê. Sau đó, gia đình cô bé đã quyết định giao búp bê cho nhà chùa Mannenji thuộc tỉnh Iwamizawa. Ngày nay, khi đến thăm Nhật Bản bạn có thể ghé thăm ngôi chùa này để tận mắt chứng kiến búp bê Okiku đang được trưng bày tại đây. Thậm chí hiện giờ tóc của búp bê vẫn mọc khá dài dù được cắt tỉa thường xuyên.
Thủy quái Kappa
Kappa hay còn gọi là hà bá là một loại thủy quái trong truyền thuyết Nhật Bản. Kappa có hình dánh giống ếch hoặc khỉ hơn là giống con người, nó cao chừng hơn 1 mét. Trên đầu có một cái ca nước tượng trưng cho sức mạnh của Kappa. Tuy nhìn dáng nhỏ con, nhưng Kappa luôn là nỗi khiếp sợ của những người khi ở dưới nước. Nó có thói quen đùa nghịch kéo người xuống sông, cướp cây trồng, bắt cóc trẻ em. Trẻ em cũng chính là món ăn khoái khẩu của Kappa, hàng năm, người dân ở ven vùng sông nước đều phải dâng lên cho nó những món quà, vật tế đặt biệt như là dưa chuột- món khoái khẩu của Kappa để tránh cho chúng làm hại đến con người. Một thú vui đáng sợ của Kappa đó chính là lôi người xuống nước rồi rút gan của họ qua đường hậu môn. Ở Nhật hình tượng Kappa khá phổ biến, thậm chí còn có lễ hội Kappa thể hiện sự tôn trọng với chúng để không còn làm hại con người nữa.
Quỷ hai mồm - Kutakuchi Onna
Ngày xưa, tại một ngôi làng nhỏ có một ông lão tính tình vô cùng hà tiện, ông luôn sợ phải bỏ tiền ra nên không bao giờ cưới vợ cả. Một lần, ông gặp một người phụ nữ đặc biệt, không cần ăn uống gì cả mà vẫn chăm chỉ làm việc. Lão ta trông thế liền lấy cô gái đó làm vợ. Cuộc hôn nhân với cô gái khiến lão hà tiện vô cùng vui sướng nhưng vì có một cô vợ không cần ăn uống mà vẫn tần tảo làm việc. Dần dần lão cảm thấy nghi ngờ vì mặc dù cô vợ không ăn uống gì nhưng kho thóc nhà lão vẫn vơi đi đáng kể. Trong một lần rình kiểm tra kho thóc, lão đã vô cùng bất ngờ khi thấy cô vợ của mình trong đó và dưới mái tóc của cô ta mở ra hộp sọ với hình hài của chiếc miệng người với đầy đủ chức năng. Cái miệng đấy chính là thủ phạm ăn hết số thóc nhà ông lão keo kiệt. Đó là truyền thuyết về Kutakuchi - một con quỷ hai mồm thường xuất hiện ở những gia đình có người chồng keo kiệt, cái mồm này giống như một giọng nói vô hình ám lấy người phụ nữ liên tục đòi ăn nếu không sẽ gây nên những cơn đau đầu kinh khủng cho họ. Một dị bản khác được kể lại rằng cái đầu này được hình thành khi người chồng keo kiệt dùng chiếc rìu chặt củi bổ vào đầu người vợ tạo thành vết thương không bao giờ lành.