Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Tìm hiểu về hệ thống chính trị tại Nhật


Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong việc phát triển hệ thống chính trị theo mô hình tư bản phương Tây với với hệ thống tam quyền phân lập đó là lập pháp, hành pháp và tư pháp tương ứng với đó là 3 cơ quan hoạt động độc lập với nhau.

Nghị viện phụ trách về lập pháp

nghị viện nhật bản

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất ở Nhật Bản và là tổ chức nắm quyền duy nhất về lập pháp. Quốc hội bao gồm Thượng viện và Hạ viện. Hỗ trợ cho Thượng viện và Hạ viện gồm có các ủy ban có vai trò kiểm tra các dự án luật, ngân sách, hiệp ước cũng như các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của mình để rồi sau đó trình lên cho Quốc hội xem xét. Vai trò của Quốc hội còn được thể hiện ở khả năng đưa ra quyết định tín nhiệm hay không tín nhiệm cơ quan nội các Chính phủ.

Nội các chính phủ thực thi hành pháp

Đứng đầu nội các chính phủ gồm có thủ tướng và các bộ trưởng. Tất cả đều chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Thủ tướng là do Quốc hội bầu ra có quyền chỉ định cũng như bãi nhiệm bộ trưởng.

Tòa án chịu trách nhiệm về tư pháp

Ở Nhật Bản thì cơ quan tư pháp độc lập hoàn toàn với cơ quan lập pháp và hành pháp. Đứng đầu về tư pháp đó là tòa án tối cao cùng với 8 tòa án cao cấp. Bên dưới sẽ có các tòa án cấp tỉnh ứng với mỗi tỉnh khác nhau và tòa sơ thẩm. Nhật hoàng sẽ là người quyết định bổ nhiệm chánh án tòa án tối cao và tòa án tối cao sẽ là cơ quan quyết định cuối cùng việc tuân thủ lập pháp hay hành pháp trong quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước. Về cơ bản, tòa án tối cao có thể quyết bãi bỏ một đạo luật cho dù nó đã được Quốc hội thông qua.

Các đảng phái chính trị ở Nhật

đảng phái chính trị ở nhật

Bên cạnh bộ máy chính trị được phân định rõ ràng thì Nhật Bản cũng là quốc gia với hệ thống đa đảng tiên tiến trên thế giới. Trong đó, có 3 đảng lớn nhất đó là Đảng dân chủ tự do, Công Minh và Đảng bảo thủ.

Đảng dân chủ tự do (LDP)

Được thành lập tháng 11/1955 là đảng bảo thủ tư sản lớn nhất hiện nay luôn chiếm số ghế quá bán tại cả Thượng viện lẫn Hạ viện. Đảng LDP liên tục cầm quyền trong quãng thời gian từ 1955 đến năm 1993. Nhưng do mẫu thuẫn nội bộ và bị chia sẻ quyền lực nên Đảng này thất bại trong việc bầu cử. Sau thất bại của cuộc bầu cử ở Thượng viện LDP ông Hashimoto buộc phải từ chức và quốc hội Nhật và người thay thế là ông Keizo Obuchi. Nhưng chỉ sau 1 năm cầm quyền uy tín của đảng LDP cũng bị giảm sút nghiêm trọng xuống mức thấp nhất trong lịch sử với 7%.

Đảng dân chủ JDP

Đảng dân chủ được thành lập vào tháng 9 năm 1996 với thành phần là các nghị sĩ tách ra từ đảng xã hội và đảng Sakigake. Năm 1998 đảng này sáp nhập thêm với Tân đảng ái hữu và liên hiệp cải cách dân chủ trở thành đảng phái lớn nhất.

Đảng Công Minh (Komei)

Thành lập năm 1964 với thành phần là các thành viên của đảng công minh ở hạ viện và thượng viện hợp lại với nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét