Nếu như mỗi quốc gia đều có một loại rượu đặc trưng cho mình như Hàn Quốc có Sochu, Việt Nam có rượu Kim Sơn, rượu Cognac của Pháp... thì nhắc tới Nhật Bản là người ta có thể kể ngay tới đó là rượu Sake.
1. Tìm hiểu về rượu Sake
Rượu Sake với thành phần chính được làm từ gạo lên men trải qua nhiều công đoạn được gọi là Nihonshu. Mỗi một vùng miền sẽ có các cách chế biến rượu Sake khác biệt đôi chút với những nơi khác. Chính vì thế mà rượu Sake được chia làm rất nhiều loại khác nhau về hương vị cũng như màu sắc.
Người Nhật thường đánh giá rượu Sake thông qua các tiêu chuẩn về độ ngọt, độ nguyên chất của chúng. Mỗi vùng khác nhau, khí hậu khác nhau từ đó khẩu vị và hương liệu để chế biến rượu Sake cũng khác nhau. Tựu chung lại thì hương vị của rượu Sake có thể được chia ra các mức như: Tanrei có vị thơm ngon, Nojun -Uma Kuchi là vị đậm đà và mạnh hơn.
Về cách sử dụng thì tùy theo nhu cầu của từng người và tùy theo từng loại rượu thì Sake uống nóng hay uống lạnh đều được. Có cả một hệ thống thuật ngữ dành cho các loại rượu Sake khi uống ở nhiệt độ khác nhau. Rượu Sake uống nóng khi được hâm nóng từ 40-60 độ C được gọi chung là Kan. Dao động quanh mức 50 độ C thì Sake được gọi là Atsukan. Trên dưới 40 độ C thì gọi là Nurukan. Và ở khoảng 45 độ C thì gọi là Tekion.
2. Các loại rượu Sake
Như tìm hiểu ở trên thì bạn có thể thấy Sake có rất nhiều loại và cách thưởng thức khác nhau. Nhưng nếu để nói là nổi tiếng và được nhiều người biết tới nhất thì rượu Sake có thể kể tới 4 loại sau đây.
Sake Junmai
Là loại Sake xuất hiện từ rất lâu đời trong đời sống của người Nhật. Junmai Sake được chế biến từ gạo nguyên chất của vùng thôn quê. Rượu được chiết từ gạo xay nhuyễn khoảng 30% và không trộn với bất kỳ loại rượu nào khác. Điều này khiến cho Junmai có hương vị thơm nhẹ nhàng hơi nồng mà lại rất dễ uống. Các gia đình của Nhật thường sử dụng loại rượu này vào mùa đông bằng cách hâm nóng rượu làm cho Junmai trở nên rất dễ uống.
Rượu Honjozo
Rượu Honjozo cũng được sản xuất tương tự như Junmai. Sự khác biệt chính chỉ là hàm lượng gạo xay nhuyễn của Honjozo lên tới 70% và được ủ chung với 1 ít rượu ngoài giúp tạo nên mùi hương đậm đà hơn cho rượu Honjozo. So với Junmai thì Honjozo có mùi thơm hơn và thực khách có thể uống trực tiếp rượu mà không cần phải hâm nóng như Junmai.
Rượu Ginjo
Ginjo là loại rượu nổi tiếng nhất của Nhật cũng như được nhiều du khách nước ngoài biết tới nhiều nhất. Rượu Ginjo được xếp vào hàng rượu Sake hạng sang bởi quy trình chế biến cũng như nguyên liệu của chúng. Với tỉ lệ gạo nát khoảng 40% trộn thêm nấm men và hàng loạt các quy chuẩn nghiêm ngặt khác giúp cho rượu Ginjo có được một hương vị thơm ngon hớp hồn người uống. Một điểm đặc biệt của rượu Ginjo đó là rượu sẽ ngon và hấp dẫn hơn khi uống lạnh. Do đó, người ta thường bảo quản lạnh rượu Sake để giữ được hương vị ngon nhất.
Daiginjo
Loại rượu Sake cuối cùng mà mình muốn giới thiệu tới các bạn đó là rượu Daiginjo. So với 3 loại rượu trên thì rượu Daiginjo gây ấn tượng mạnh cho người uống bởi mùi thơm đặc sắc của nó khiến cho người không uống rượu cũng phải cảm thấy thèm thuồng. Với tỷ lệ gạo nát khoảng 40% nhưng được lên men theo một quy trình đặc biệt khiến cho rượu Daiginjo trở nên dễ chịu, giảm stress cho người dùng.
Ngoài ra, còn rất nhiều loại Sake nổi tiếng khác của Nhật như Namazake, Koshu... phân bổ khắp các vùng của Nhật Bản. Nếu có dịp tới thăm một địa danh nào đó của Nhật, bạn nên tìm hiểu ngay về đặc sản Sake của vùng đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét