Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

3 dịch vụ kỳ lạ tại Nhật Bản

Khi đến du lịch Nhật Bản. ngoài những trải nghiệm về ẩm thực và văn hóa đặc sắc thì bạn còn có cơ hội được thưởng thức những dịch vụ kỳ lạ mà nước này cung cấp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về 3 dịch vụ được gọi là kỳ lạ khi bạn tới thăm nước Nhật

Ngâm mình trong đồ uống
hồ uống rượu ở Nhật

Ở Nhật Bản, ngoài việc bạn được thưởng thức dịch vụ tắm nước nóng thì còn có một lựa chọn khác đó là tắm đồ uống các loại như rượu, bia, nước ngọt, trà, cafe hay thậm chí là tắm mỳ. Đối với hầu hết mọi người thì việc tắm như vậy là khá kỳ quặc và có phần kinh dị. Nhưng đối với người dân Nhật Bản thì họ coi chuyện này rất bình thường và đây được coi như hình thức thư giãn phổ biến hiện nay.
Theo nhiều nghiên cứu thì việc ngâm mình trong rượu hay bia thì mang lại rất nhiều dinh dưỡng cho làn da cũng như sức khỏe của người tắm, đặc biệt là phái nữ.
Một trong những khu nghỉ dưỡng nổi tiếng để giúp bạn được ngâm mình trong rượu, bia có thể kể tới như Yunessan thuộc tỉnh Hakone với giá vẻ trải nghiệm khoảng 4.100 yên sẽ giúp bạn có những phút giây thư giãn độc nhất vô nhị tại Nhật Bản.

Dịch vụ thuê trai đep lau nước mắt
thuê trai đep lau nước mắt

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với những áp lực trong công việc và đời sống xã hội hàng ngày. Đặc biệt đối với phái nữ thì nhu cầu cần tìm người để xả stress, nương tựa mỗi khi mệt mỏi, đau buồn là rất lớn. Nắm bắt được xu thế này, một công ty đã mở ra dịch vụ cho thuê trai đẹp an ủi khách hàng có nhu cầu. Mỗi khi bạn gặp khó khăn trong cuộc sống, bạn có thể vào website của công ty này, lựa chọn 1 trong 7 chàng trai bảnh bao và chỉ vài tiếng sau là họ đã tới giúp bạn chia sẻ những áp lực, nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày.

Dịch vụ xin lỗi hộ
Dịch vụ xin lỗi hộ

Nếu bạn cảm thấy có lỗi với một ai đó nhưng không muốn hạ mình xin lỗi thì có thể sử dụng dịch vụ xin lỗi thuê. Bạn là người có lòng tự trọng rất cao, không muốn phải tỏ ra nhún nhường trước ai đó thì rất phù hợp để sử dụng dịch vụ xin lỗi thuê. 
Khi sử dụng dịch vụ này, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ thay mặt bạn xin lỗi đối phương cả công khai lẫn lén lút, bằng cả cách gặp mặt trực tiếp hay gián tiếp thông qua điện thoại hay email... Đây được coi là ngành "hái ra tiền" ở Nhật Bản bởi nó mang lại sự hài lòng cho cả 2 bên đối tác.
Dưới đây chỉ là 3 trong số rất nhiều dịch vụ kỳ lạ ở Nhật Bản. Nếu có cơ hội được du lịch Nhật thì tốt nhất bạn không nên bỏ qua những dịch vụ độc đáo mà cũng không kém phần kỳ lạ này.

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Những món ăn đặc biệt được làm từ hoa anh đào

Biểu tượng của nước Nhật là hoa anh đào. Bạn có thể tìm thấy hình ảnh của hoa anh đào hiện diện trong rất nhiều hoạt động hàng ngày ở Nhật. Từ lễ hội hoa anh đào, các khu công viên hoa anh đào thậm chí là các món ăn được làm từ hoa anh đào.
Thật vậy, nền ẩm thực Nhật Bản ghi nhận rất nhiều món ăn được làm từ hoa anh đào với các cách chế biến vô cùng đa dạng. Nếu bạn là một người yêu mến nền văn hóa của xứ sở Phù Tang thì không nên bỏ qua những món ăn được làm từ hoa anh đào nếu có dịp tới Nhật.

Các món ăn được làm từ hoa anh đào

Hoa anh đào là loài hoa tượng trưng cho sự tinh thần hết mình cống hiến, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng lớn trong tâm khảm của người dân Nhật. Ở Nhật, thời gian hoa nở thường kéo dài từ 1 - 2 tuần và đây cùng là thời gian diễn ra lễ hội hoa anh đào Nhật Bản mang lại rất nhiều cảm xúc cho cả người dân lẫn khách du lịch. Dưới đây là top 6 món ăn được làm từ hoa anh đào thể hiện sự sáng tạo, đặc sắc trong nét văn hóa của người dân Nhật.

1. Mỳ lạnh hoa anh đào

mỳ lạnh hoa anh đào

Đây là món ăn rất được ưa chuộng của người dân Nhật. Trong thời gian hoa anh đào nở, người dân Nhật sẽ tận dụng loài hoa này để chế biến nên món mỳ lạnh vô cùng độc đáo. Nổi bật với những sợi mỳ màu hồng anh đào bắt mắt. Mỳ hoa anh đào được ăn kèm với nước tương hảo hạng được nhiều người ưa thích. 
Bí quyết để có được sợi mỳ màu hồng của hoa anh đào rất đơn giản. Các đầu bếp sẽ trộn bột hoa anh đào với bột tía tô với bột mỳ để giúp tạo màu sắc và dậy mùi cho món mỳ.

2. Bánh kem anh đào

Bánh kem anh đào

Bánh kem hoa anh đào tiếp tục là một món phổ biến của nữa vào mùa hoa anh đào nở. Bánh hoa anh đào thường được trang trí trong các cửa hàng cafe, bánh ngọt... với rất nhiều loại khác nhau từ bánh ngọt cho tới bánh kem...
Bánh kem hoa anh đào được chế biến về cơ bản giống với các loại bánh kem khác. Sự khác biệt chỉ đến từ những lát hoa anh đào được khéo léo trang trí trên bề mặt bánh. Khi thực khách nếm thử thì vị ngậy của kem kết hợp với hương thơm mùi vị đặc trưng của hoa anh đào chắc chắn sẽ khiến họ không thể rời xa.

3. Sushi hoa anh đào

Sushi hoa anh đào

Cũng như hoa anh đào, Sushi được coi như là món ăn truyền thống có một không hai của Nhật Bản. Vì thế mà không có gì lại khi kết hợp 2 món ăn này thành trở thành Sushi hoa anh đào. Do là Sushi hoa anh đào chỉ được bán vào dịp lễ hội hoa anh đào với số lượng hạn chế nên không phải ai cũng có cơ hội được thưởng thức món ăn đặc sắc này.
Sushi hoa anh đào thường được ăn kèm với các loại cá. Màu hồng của miếng Sushi kết hợp với hương thơm đặc trưng của hoa anh đào tạo thành một trải nghiệm khó quên cho bất kỳ ai có cơ hội thưởng thức món ăn này.

4. Rượu hoa anh đào

Rượu hoa anh đào

Để kết hợp với món Sushi hoa anh đào thì không thể thiếu món rượu được làm từ hoa anh đào nổi tiếng. Rượu được chế biến bằng cách ngâm chua hoa anh đào vào rượu theo một tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Sau khi lên men tạo thành một thức uống rất giàu Vitamin A, C rất tốt cho làn da và phòng chống bệnh.
Đây là thức uống truyền thống của người Nhật mỗi dịp có lễ hội hoa anh đào. Độ rượu thường rơi vào khoảng 6% nên rất nhẹ không gây đau đầu, đủ mang lại cho người dùng trải nghiệm sâu sắc nhất về hương thơm của hoa anh đào.

5. Hoa anh đào muối

 Hoa anh đào muối

Hoa anh đào muối là một món ăn khá độc đáo của nền ẩm thực Nhật Bản. Để chế biến được món ăn này cũng đòi hỏi người đầu bếp phải bỏ ra nhiều kỳ công. Đầu tiên, họ sẽ chọn các bông hoa anh đào đã nở được 7 phần còn nguyên cuống. Những bông hoa này sau đó được rửa sạch phơi khô và ướp muối để qua đêm. Đến sáng hôm sau, hoa anh đào được vắt sơ rồi ngâm tiếp với giấm trong khoảng 3 ngày. Thành phẩm cuối cùng sau đó được đem đi phơi nắng và dùng dần.

6. Trà hoa anh đào

Trà hoa anh đào

Bên cạnh rượu hoa anh đào thì trà hoa anh đào cũng là một biến thể nữa của những món được làm từ hoa anh đào. Nguyên liệu chính của món trà hoa anh đào đó chính là anh đào muối. Khi pha với anh đào muối, hình dạng của bông anh đào được giữ gần như nguyên vẹn, hơn nữa hương thơm của hoa anh đào cũng được giữ lại và ngấm hầu hết vào trong nước trà. Trà hoa anh đào có mùi thơm ngát đặc trưng của hoa anh đào và vị nhẹ giống với hồng trà. Trà hoa anh đào cũng có thể được pha kèm với trà xanh tạo nên vị mặn nhẹ đặc trưng.
Trà hoa anh đào cung cấp nhiều dưỡng chất giúp nâng cao sức khỏe cho người uống. Và hơn hết trà hoa anh đào có tác dụng giảm cân rất hiệu quả nên được nhiều chị em tin dùng.
Dưới đây là 6 món ăn đặc trưng nhất được chế biến từ hoa anh đào. Nếu bạn còn biết thêm được những món ăn độc đáo nào được chế biến từ hoa anh đào thì hãy cùng nhau trao đổi phía dưới nhé.

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Tìm hiểu về các món ăn trong lễ hội Obon Nhật Bản

Obon là một lễ hội đặc biệt ở Nhật thường diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm. Tương tự như lễ hội Vu Lan ở Việt Nam, lễ hội Obon là dịp để mọi người trong gia đình sum họp nhau lại và tưởng nhớ những người thân đã khuất.

Nguồn gốc lễ hội Obon

lễ hội obon ở nhật

Lễ hội Obon hay còn gọi là Bon (ngày của người chết) là dạng viết tắt của chữ Ullambana có nghĩa là treo ngược lên ám chỉ một sự giải thoát to lớn. Người Nhật tin rằng vào những ngày nay, người chết có thể thoát khỏi cảnh khổ cực của việc bị treo ngược dưới địa ngục do những việc mà họ đã làm. Trải qua thời gian dài biến đổi, Obon dần trở thành dịp để mọi người ở xa tụ họp lại với nhau cùng đi thăm phần mộ tổ tiên ông bà. 
Thời gian tổ chức lễ hội Obon rơi vào khoảng tháng 8 tức tháng 7 âm lịch. Tùy theo mỗi vùng mà thời gian sẽ có sự khác nhau. Ví như ở Tokyo, Yokohama thưởng tổ chức Obon vào ngày 15/7 dương lịch, còn cố đô Kyoto lại chọn ngày 15/8 làm ngày tổ chức Obon.

Ẩm thực trong lễ hội Obon

Cứ mỗi dịp lễ hội Obon tới thì khắp các con phố ở nơi đây lại tràn ngập với các loại món ăn truyền thống đầy đủ màu sắc. Nếu như ở Việt Nam sử dụng các món và đồ cúng thì lễ hội Obon của Nhật cũng sử dụng các loại bánh khảo được làm từ bột gạo đủ màu sắc cùng với các giỏ hoa quả được trang trí cầu kỳ để dâng lên ông bà tổ tiên. Đồ cúng theo đó cũng sẽ được thay đổi trong suốt 3 ngày chính diễn ra lễ hội. Ngày 13 là bánh Mukaedango (Bánh đón linh hồn), ngày 14 là bánh gạo Ohagi, ngày 15 là bún Soumen và ngày 16 là món Okuridago (Bánh tiễn linh hồn).
Ngoài ra còn có rất nhiều món ăn truyền thống khác được người Nhật làm để tưởng nhớ tới tổ tiên có thể kể tới như:
  • Takoyaki: Món được làm từ bạch tuộc nổi tiếng khắp Nhật Bản. Xuất hiện không chỉ ở trong lễ hội Obon mà còn là món ăn đường phố quen thuộc của bất kỳ ai khi tới Nhật Bản. Bánh có hình tròn bọc nhân mực bên trong. Khi thưởng thức, người dùng thường cho thêm sốt mayonaise, mực khô, rong biển để tăng thêm hương vị.
  • Mỳ Yaki Soba: Là món mỳ rất nổi tiếng của Nhật. Yaki Soba thường được ăn kèm với thịt bò hoặc thịt gà đi kèm với các loại rau như bắp cải, cần tây và một số loại gia vị như rong biển khô, mực khô...
    Mỳ Yaki Soba:
  • Mitarashi Dango: Là món bánh gạo xiên của Nhật. Mitarashi Dango được làm từ gạo nếp dẻo viên tròn sau đó xiên vào que. Bên cạnh đó, mỗi que bánh gạo được rưới thêm một lớp tương ngọt lên men để tăng hương vị.
    Mitarashi Dango
Obon là một trong những lễ hội truyền thống hàng năm của Nhật. Nếu bạn có dịp tới Nhật trong những ngày nay đừng quên hòa mình vào không khí lễ hội vui tươi ở nơi đây.
>>>> Xem thêm: 5 món ăn không thể bỏ qua khi tới Nhật

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

4 loại rượu sake đặc sắc ở Nhật

Rượu Sake là một trong những thức uống không thể bỏ qua khi bạn tới Nhật. Trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nhật thì không thể thiếu các hoạt động liên hoan, gặp gỡ bạn bè người thân và gia đình trong các dịp lễ tết. Và rượu Sake chính đồ uống mà bất kỳ hoạt động vui chơi nào cũng đều được mọi người sử dụng. Rượu Sake không chỉ đơn thuần là một loại rượu nữa mà nó còn là sợi dây liên kết giữa những người Nhật với những nét truyền thống văn hóa tiêu biểu tại đây. Đối với nhiều người Nhật, rượu Sake còn giúp kết nối con người với thần linh, có thể lắng nghe được tiếng nói của thần linh.
Nếu như mỗi quốc gia đều có một loại rượu đặc trưng cho mình như Hàn Quốc có Sochu, Việt Nam có rượu Kim Sơn, rượu Cognac của Pháp... thì nhắc tới Nhật Bản là người ta có thể kể ngay tới đó là rượu Sake.

1. Tìm hiểu về rượu Sake

Rượu Sake với thành phần chính được làm từ gạo lên men trải qua nhiều công đoạn được gọi là Nihonshu. Mỗi một vùng miền sẽ có các cách chế biến rượu Sake khác biệt đôi chút với những nơi khác. Chính vì thế mà rượu Sake được chia làm rất nhiều loại khác nhau về hương vị cũng như màu sắc. 
rượu sake ngon

Người Nhật thường đánh giá rượu Sake thông qua các tiêu chuẩn về độ ngọt, độ nguyên chất của chúng. Mỗi vùng khác nhau, khí hậu khác nhau từ đó khẩu vị và hương liệu để chế biến rượu Sake cũng khác nhau. Tựu chung lại thì hương vị của rượu Sake có thể được chia ra các mức như: Tanrei có vị thơm ngon, Nojun -Uma Kuchi là vị đậm đà và mạnh hơn. 
Về cách sử dụng thì tùy theo nhu cầu của từng người và tùy theo từng loại rượu thì Sake uống nóng hay uống lạnh đều được. Có cả một hệ thống thuật ngữ dành cho các loại rượu Sake khi uống ở nhiệt độ khác nhau. Rượu Sake uống nóng khi được hâm nóng từ 40-60 độ C được gọi chung là Kan. Dao động quanh mức 50 độ C thì Sake được gọi là Atsukan. Trên dưới 40 độ C thì gọi là Nurukan. Và ở khoảng 45 độ C thì gọi là Tekion.

2. Các loại rượu Sake

Như tìm hiểu ở trên thì bạn có thể thấy Sake có rất nhiều loại và cách thưởng thức khác nhau. Nhưng nếu để nói là nổi tiếng và được nhiều người biết tới nhất thì rượu Sake có thể kể tới 4 loại sau đây.

Sake Junmai

Sake Junmai

Là loại Sake xuất hiện từ rất lâu đời trong đời sống của người Nhật. Junmai Sake được chế biến từ gạo nguyên chất của vùng thôn quê. Rượu được chiết từ gạo xay nhuyễn khoảng 30% và không trộn với bất kỳ loại rượu nào khác. Điều này khiến cho Junmai có hương vị thơm nhẹ nhàng hơi nồng mà lại rất dễ uống. Các gia đình của Nhật thường sử dụng loại rượu này vào mùa đông bằng cách hâm nóng rượu làm cho Junmai trở nên rất dễ uống.

Rượu Honjozo

Rượu Honjozo

Rượu Honjozo cũng được sản xuất tương tự như Junmai. Sự khác biệt chính chỉ là hàm lượng gạo xay nhuyễn của Honjozo lên tới 70%  và được ủ chung với 1 ít rượu ngoài giúp tạo nên mùi hương đậm đà hơn cho rượu Honjozo. So với Junmai thì Honjozo có mùi thơm hơn và thực khách có thể uống trực tiếp rượu mà không cần phải hâm nóng như Junmai.

Rượu Ginjo

Rượu Ginjo

Ginjo là loại rượu nổi tiếng nhất của Nhật cũng như được nhiều du khách nước ngoài biết tới nhiều nhất. Rượu Ginjo được xếp vào hàng rượu Sake hạng sang bởi quy trình chế biến cũng như nguyên liệu của chúng. Với tỉ lệ gạo nát khoảng 40% trộn thêm nấm men và hàng loạt các quy chuẩn nghiêm ngặt khác giúp cho rượu Ginjo có được một hương vị thơm ngon hớp hồn người uống. Một điểm đặc biệt của rượu Ginjo đó là rượu sẽ ngon và hấp dẫn hơn khi uống lạnh. Do đó, người ta thường bảo quản lạnh rượu Sake để giữ được hương vị ngon nhất.

Daiginjo

Daiginjo

Loại rượu Sake cuối cùng mà mình muốn giới thiệu tới các bạn đó là rượu Daiginjo. So với 3 loại rượu trên thì rượu Daiginjo gây ấn tượng mạnh cho người uống bởi mùi thơm đặc sắc của nó khiến cho người không uống rượu cũng phải cảm thấy thèm thuồng. Với tỷ lệ gạo nát khoảng 40% nhưng được lên men theo một quy trình đặc biệt khiến cho rượu Daiginjo trở nên dễ chịu, giảm stress cho người dùng.
Ngoài ra, còn rất nhiều loại Sake nổi tiếng khác của Nhật như Namazake, Koshu... phân bổ khắp các vùng của Nhật Bản. Nếu có dịp tới thăm một địa danh nào đó của Nhật, bạn nên tìm hiểu ngay về đặc sản Sake của vùng đó.