Nguồn gốc lễ hội Obon
Lễ hội Obon hay còn gọi là Bon (ngày của người chết) là dạng viết tắt của chữ Ullambana có nghĩa là treo ngược lên ám chỉ một sự giải thoát to lớn. Người Nhật tin rằng vào những ngày nay, người chết có thể thoát khỏi cảnh khổ cực của việc bị treo ngược dưới địa ngục do những việc mà họ đã làm. Trải qua thời gian dài biến đổi, Obon dần trở thành dịp để mọi người ở xa tụ họp lại với nhau cùng đi thăm phần mộ tổ tiên ông bà.
Thời gian tổ chức lễ hội Obon rơi vào khoảng tháng 8 tức tháng 7 âm lịch. Tùy theo mỗi vùng mà thời gian sẽ có sự khác nhau. Ví như ở Tokyo, Yokohama thưởng tổ chức Obon vào ngày 15/7 dương lịch, còn cố đô Kyoto lại chọn ngày 15/8 làm ngày tổ chức Obon.
Ẩm thực trong lễ hội Obon
Cứ mỗi dịp lễ hội Obon tới thì khắp các con phố ở nơi đây lại tràn ngập với các loại món ăn truyền thống đầy đủ màu sắc. Nếu như ở Việt Nam sử dụng các món và đồ cúng thì lễ hội Obon của Nhật cũng sử dụng các loại bánh khảo được làm từ bột gạo đủ màu sắc cùng với các giỏ hoa quả được trang trí cầu kỳ để dâng lên ông bà tổ tiên. Đồ cúng theo đó cũng sẽ được thay đổi trong suốt 3 ngày chính diễn ra lễ hội. Ngày 13 là bánh Mukaedango (Bánh đón linh hồn), ngày 14 là bánh gạo Ohagi, ngày 15 là bún Soumen và ngày 16 là món Okuridago (Bánh tiễn linh hồn).
Ngoài ra còn có rất nhiều món ăn truyền thống khác được người Nhật làm để tưởng nhớ tới tổ tiên có thể kể tới như:
- Takoyaki: Món được làm từ bạch tuộc nổi tiếng khắp Nhật Bản. Xuất hiện không chỉ ở trong lễ hội Obon mà còn là món ăn đường phố quen thuộc của bất kỳ ai khi tới Nhật Bản. Bánh có hình tròn bọc nhân mực bên trong. Khi thưởng thức, người dùng thường cho thêm sốt mayonaise, mực khô, rong biển để tăng thêm hương vị.
- Mỳ Yaki Soba: Là món mỳ rất nổi tiếng của Nhật. Yaki Soba thường được ăn kèm với thịt bò hoặc thịt gà đi kèm với các loại rau như bắp cải, cần tây và một số loại gia vị như rong biển khô, mực khô...
- Mitarashi Dango: Là món bánh gạo xiên của Nhật. Mitarashi Dango được làm từ gạo nếp dẻo viên tròn sau đó xiên vào que. Bên cạnh đó, mỗi que bánh gạo được rưới thêm một lớp tương ngọt lên men để tăng hương vị.
>>>> Xem thêm: 5 món ăn không thể bỏ qua khi tới Nhật