Hiển thị các bài đăng có nhãn truyền thống nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn truyền thống nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

4 loại rượu sake đặc sắc ở Nhật

Rượu Sake là một trong những thức uống không thể bỏ qua khi bạn tới Nhật. Trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nhật thì không thể thiếu các hoạt động liên hoan, gặp gỡ bạn bè người thân và gia đình trong các dịp lễ tết. Và rượu Sake chính đồ uống mà bất kỳ hoạt động vui chơi nào cũng đều được mọi người sử dụng. Rượu Sake không chỉ đơn thuần là một loại rượu nữa mà nó còn là sợi dây liên kết giữa những người Nhật với những nét truyền thống văn hóa tiêu biểu tại đây. Đối với nhiều người Nhật, rượu Sake còn giúp kết nối con người với thần linh, có thể lắng nghe được tiếng nói của thần linh.
Nếu như mỗi quốc gia đều có một loại rượu đặc trưng cho mình như Hàn Quốc có Sochu, Việt Nam có rượu Kim Sơn, rượu Cognac của Pháp... thì nhắc tới Nhật Bản là người ta có thể kể ngay tới đó là rượu Sake.

1. Tìm hiểu về rượu Sake

Rượu Sake với thành phần chính được làm từ gạo lên men trải qua nhiều công đoạn được gọi là Nihonshu. Mỗi một vùng miền sẽ có các cách chế biến rượu Sake khác biệt đôi chút với những nơi khác. Chính vì thế mà rượu Sake được chia làm rất nhiều loại khác nhau về hương vị cũng như màu sắc. 
rượu sake ngon

Người Nhật thường đánh giá rượu Sake thông qua các tiêu chuẩn về độ ngọt, độ nguyên chất của chúng. Mỗi vùng khác nhau, khí hậu khác nhau từ đó khẩu vị và hương liệu để chế biến rượu Sake cũng khác nhau. Tựu chung lại thì hương vị của rượu Sake có thể được chia ra các mức như: Tanrei có vị thơm ngon, Nojun -Uma Kuchi là vị đậm đà và mạnh hơn. 
Về cách sử dụng thì tùy theo nhu cầu của từng người và tùy theo từng loại rượu thì Sake uống nóng hay uống lạnh đều được. Có cả một hệ thống thuật ngữ dành cho các loại rượu Sake khi uống ở nhiệt độ khác nhau. Rượu Sake uống nóng khi được hâm nóng từ 40-60 độ C được gọi chung là Kan. Dao động quanh mức 50 độ C thì Sake được gọi là Atsukan. Trên dưới 40 độ C thì gọi là Nurukan. Và ở khoảng 45 độ C thì gọi là Tekion.

2. Các loại rượu Sake

Như tìm hiểu ở trên thì bạn có thể thấy Sake có rất nhiều loại và cách thưởng thức khác nhau. Nhưng nếu để nói là nổi tiếng và được nhiều người biết tới nhất thì rượu Sake có thể kể tới 4 loại sau đây.

Sake Junmai

Sake Junmai

Là loại Sake xuất hiện từ rất lâu đời trong đời sống của người Nhật. Junmai Sake được chế biến từ gạo nguyên chất của vùng thôn quê. Rượu được chiết từ gạo xay nhuyễn khoảng 30% và không trộn với bất kỳ loại rượu nào khác. Điều này khiến cho Junmai có hương vị thơm nhẹ nhàng hơi nồng mà lại rất dễ uống. Các gia đình của Nhật thường sử dụng loại rượu này vào mùa đông bằng cách hâm nóng rượu làm cho Junmai trở nên rất dễ uống.

Rượu Honjozo

Rượu Honjozo

Rượu Honjozo cũng được sản xuất tương tự như Junmai. Sự khác biệt chính chỉ là hàm lượng gạo xay nhuyễn của Honjozo lên tới 70%  và được ủ chung với 1 ít rượu ngoài giúp tạo nên mùi hương đậm đà hơn cho rượu Honjozo. So với Junmai thì Honjozo có mùi thơm hơn và thực khách có thể uống trực tiếp rượu mà không cần phải hâm nóng như Junmai.

Rượu Ginjo

Rượu Ginjo

Ginjo là loại rượu nổi tiếng nhất của Nhật cũng như được nhiều du khách nước ngoài biết tới nhiều nhất. Rượu Ginjo được xếp vào hàng rượu Sake hạng sang bởi quy trình chế biến cũng như nguyên liệu của chúng. Với tỉ lệ gạo nát khoảng 40% trộn thêm nấm men và hàng loạt các quy chuẩn nghiêm ngặt khác giúp cho rượu Ginjo có được một hương vị thơm ngon hớp hồn người uống. Một điểm đặc biệt của rượu Ginjo đó là rượu sẽ ngon và hấp dẫn hơn khi uống lạnh. Do đó, người ta thường bảo quản lạnh rượu Sake để giữ được hương vị ngon nhất.

Daiginjo

Daiginjo

Loại rượu Sake cuối cùng mà mình muốn giới thiệu tới các bạn đó là rượu Daiginjo. So với 3 loại rượu trên thì rượu Daiginjo gây ấn tượng mạnh cho người uống bởi mùi thơm đặc sắc của nó khiến cho người không uống rượu cũng phải cảm thấy thèm thuồng. Với tỷ lệ gạo nát khoảng 40% nhưng được lên men theo một quy trình đặc biệt khiến cho rượu Daiginjo trở nên dễ chịu, giảm stress cho người dùng.
Ngoài ra, còn rất nhiều loại Sake nổi tiếng khác của Nhật như Namazake, Koshu... phân bổ khắp các vùng của Nhật Bản. Nếu có dịp tới thăm một địa danh nào đó của Nhật, bạn nên tìm hiểu ngay về đặc sản Sake của vùng đó. 

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Những lưu ý khi du lịch Nhật Bản

Du lịch Nhật Bản với rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn. Tuy nhiên, khi đến bất cứ nơi nào cũng vậy "nhập gia tùy tục", bạn phải trang bị cho mình một số kiến thức về phong tục cũng như tập quán của người Nhật

Chấp hành vạch kẻ đường

Kết quả hình ảnh cho Chấp hành vạch kẻ đường ở nhật
Không như ở Việt Nam khi mà bạn sang đường có thể bất kỳ chỗ nào tùy thích, các lái xe Nhật là những người rất nguyên tắc. Khi bạn sang đường không đúng quy định họ sẽ cho đó là hành động rất nguy hiểm và không ngần ngại đưa bạn lên đồn.
Hơn nữa, người dân Nhật khi sang đường đều rất tuân thủ các quy định tín hiệu vạch kẻ đường. Nếu bạn không muốn trở nên lạc lõng giữa phố thì tốt nhất là hãy chấp hành theo họ.

Vứt rác đúng nơi quy định

 Vứt rác đúng nơi quy định
Nếu như ở các quốc gia đều phân chia rác thải thành 2 loại là tái chế và không tái chế thì riêng ở Nhật họ phân loại thành 4 loại đó là rác cháy được, rác không cháy được, rác ngoại cỡ và các loại chai lọ, vỏ lon.
  • Rác có thể đốt cháy như rau củ, thịt cá, giấy vệ sinh, tã giấy, lọ đựng thực phẩm, giấy gói bằng nhựa... Ngoài ra các loại gỗ, cao su cũng được coi là rác có thể cháy được.
  • Rác không cháy được có thể kể tới như các loại ống nhựa dài như ống nhựa, dây nhựa, băng catsset, các vật dụng bằng sứ, kim loại, thủy tinh...
  • Rác ngoại cỡ là những loại rác có kích thước lớn như bàn ghế, sofa, tủ quần áo... có kích thước khoảng trên 1,2m.
  • Các loại chai lọ và vỏ lon bao gồm cả một số loại rác độc hại như pin, nhiệt kế cũng được phân loại vào nhóm này. Đối với các món hàng thuộc nhóm này yêu cầu phải được gói trong túi kín và có ghi chú Yugai gomi (có hại) để phân biệt rõ.

Không chỉ tay vào người khác

Không chỉ tay vào người khác
Hành động chỉ tay vào người khác được coi là thô lỗ không chỉ ở Nhật mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Là một quốc gia trọng lễ nghi cũng như tôn trọng người khác thì hành động chỉ tay vào đối phương thể hiện sự thô lỗ và coi thường người đối diện. Điều này là vô cùng cấm kỵ tại xứ sở hoa anh đào cho dù bạn chỉ tay hay dùng đũa. 

Không tip khi ăn tại nhà hàng

Là một hành động nhỏ nhưng mang nhiều hàm ý khác biệt giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản. Nếu như việc tip tiền ở nước ta được coi là bình thường thể hiện lời khen ngợi về chất lượng phục vụ của nhân viên đó thì hành động tip tiền ở Nhật lại rất hạn chế và bị coi như đó là sự xem thường, xỉ nhục họ vậy. Vì thế, "nhập gia tùy tục" khi bạn cảm thấy hài lòng về một nhân viên nào đó và muốn thể hiện sự tôn trọng thì hãy tặng họ 1 món quà nhỏ thay vì gửi tiền nhé.

Để điện thoại ở chế độ im lặng

Để điện thoại ở chế độ im lặng
Người Nhật chủ yếu sử dụng các phương tiện công cộng trong quá trình học tập và làm việc. Khi sử dụng các phương tiện này thì để tránh làm phiền tới người khác mọi người thường sẽ để điện thoại ở chế độ im lặng. Ngay kể cả khi đang làm việc tại cơ quan, người Nhật cũng luôn hạn chế tối đa việc để chuông điện thoại bởi sự tôn trọng tới những người xung quanh.

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

Vẻ đẹp truyền thống của cố đô Kyoto Nhật Bản

Nhật Bản không chỉ được các du khách biết đến thông qua ngọn núi Phú Sĩ hùng vĩ, lễ hội hoa anh đào mê hoặc mà còn nổi bật lên với vẻ đẹp mang đậm nét truyền thống xưa cũ của xứ sở Phù Tang tại cố đô Kyoto
Với diện tích gần 228.000 km2, cố đô Kyoto từng là kinh đô của Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 794- 1868. Kyoto mang nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống cả về vật chất lẫn tinh thần. Kyoto có thể được coi như là một thành phố cổ theo đúng nghĩa đen bởi nơi đây không hề có bóng dáng của các tòa cao ốc, trung tâm thương mại hay những công trình hiện đại.

Những ngôi chùa cổ kính

Hầu hết những ngôi chùa lớn ở Nhật đều tập trung ở Kyoto. Trong đó, nổi bật nhất đó chính là 14 ngôi chùa Phật Giáo, đền đài được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Chùa Kiyomizu (dòng nước thanh khiết) được công nhận là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Đây là ngôi chùa thờ Phật Quan Âm nghìn tay được thiết kế chủ yếu bằng gỗ với 139 thanh cột lớn. Trong chùa có đền Jishu thờ thần tình yêu với 2 tảng đá nhỏ rất được các nam thanh nữ tú ưa thích tới đây với mong muốn tìm được một nửa của mình.
Một ngôi chùa nữa vô cùng nổi tiếng ở Kyoto đó là chùa Kinkaku-ji. Ngôi chùa được thiết kế 3 tầng tọa lạc trên hồ Kyoko-chi. Ban đầu tầng 2 và 3 được dát bằng vàng ròng phản chiếu xuống mặt hồ tạo nên một vẻ đẹp mê hoặc lòng người, chính vì thế mà chùa Kinkaku còn có tên gọi khác là chùa Gác Vàng.
Chùa Kiyomizu
chùa Kinkaku-ji

Đẹp nổi bật với những con đường cổ kính

Khu phố cổ Gion ở Kyoto nổi bật với những ngôi nhà được xây theo lối cổ truyền thống và rất thơ mộng. Đây là con phố Geisha hiếm hoi còn sót lại ở Nhật Bản. Đi dọc theo dòng sông Kamo men theo tuyến phố Pontocho, bạn sẽ bắt gặp cảnh các cô giá Geisha đang đi lại trên đường phục vụ khách. Hiện nay, số lượng người theo nghề Geisha ngày càng giảm nhưng bạn vẫn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những Maiko, Geisha đàn hát, trò chuyện với khách trong các quán ăn, nhà hàng nổi tiếng của Gion.
sông Kamo
Một khu vực khá quen thuộc khác của người dân bản địa Kyoto đó là đoạn đường dọc bờ sông Kamogawa. Đi trên con đường này bạn sẽ có một cảm giác rất thư thái, nhẹ nhàng bởi cảnh vật bên đường là những ngôi nhà kiểu cổ, những loài động vật hoang dã, những đám cỏ dại bao phủ lối đi mang đến một nét nguyên sơ, dung dị cho thành phố này.
 sông Kamogawa
Giữa một Nhật Bản đầy năng động, hiện đại của những con người sống vội vã thì Kyoto lại mang đến một điều gì đó nhẹ nhàng sâu lắng, một chút phong kiến cũng như cho ta thấy được cái tính cách hiền hòa của người dân Nhật mà ai cũng yêu mến.

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Đi lễ chùa ở Nhật và những điều cần quan tâm

Giống như hầu hết các quốc gia châu Á khác, người dân Nhật Bản cũng có phong tục đi lễ chùa vào các dịp lễ tết để cầu phúc và bình an. Với tư cách là khách du lịch, khi bạn đến thăm các khu đền, chùa ở Nhật thì cần phải biết một số quy tắc cơ bản để tôn trọng truyền thống cũng như phong tục của xứ sở Mặt Trời mọc

Cúi chào khi đến cổng Toriicổng torii

Nhật Bản là quốc gia thờ thần đạo và cổng Tori được lưu truyền như là một dấu hiệu nhận biết một ngôi đền thờ Thần đạo Shinto. Mỗi ngồi đền đều có một cổng gọi là Torii dẫn tới con đường Sando. Để tỏ lòng thành kính trước khi vào đền bạn phải dừng lại cúi chào ở trước cổng.

Không đi vào giữa đường Sando

không đi vào giữa đường sando

Đường Sando tương truyền là con đường dành cho các vị thần đi lại, ở giữa đường được gọi là Seichuu. Những người đi trên con đường đó cần chú ý đi vào một bên đường cũng như không nói chuyện quá to.

Làm sạch miệng và tay ở TemizuyaTemizuya

Khi đến cổng đền, chùa sẽ có một bể chứa nước sạch mát lành được gọi là Temizuya để rửa tay và miệng như một cử chỉ để tẩy uế trước khi diện kiến các vị thần. Trước khi bạn bước vào chùa, hãy đi tới lư hương đặt trước cửa đại điện, nghiêng mình hưởng lộc hương để có một sức khỏe và sự minh mẫn.

Rung chuông trước khi khấn vái

rung chuông khi khấn phật ở nhật

Khi bước vào đền chính, bạn sẽ thấy có một chiếc chuông, hãy rung chiếc chuông này lên như để thông báo với các vị thần rằng mình đến thăm chùa. Khi khấn vái cũng chú ý đứng tránh sang một bên mà không được đứng ở giữa điện cản lối đi của các vị thần.

Nghi thức khấn váinghi thức khấn ở nhật

Nếu bạn lần đầu đến thăm đền, trước khi khấn bạn nên đọc tên mình, địa chỉ và những điều mong muốn khi đi cầu. Về nghi thức khấn, đầu tiên bạn cúi 2 lần thật thấp tới mức lưng thẳng và hông tạo góc 90 độ. Khi cúi lần 2 thì mặt phải hướng lên đền. Khi vỗ tay, thì phải chú ý là mu bàn tay phải thấp hơn so với bên tay trái, sau đó dang rộng cánh tay tới vai và vỗ 2 lần. Cuối cùng là thu tay lại và hạ xuống để cầu.
Vừa rồi là các chia sẻ về những điều cần lưu ý khi đi thăm các khu đền chùa của Nhật.

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

10 điều chỉ có ở Nhật Bản

Nếu bạn lần đầu tới Nhật Bản thì chắc hẳn sẽ rất ấn tượng với 10 điều sau tại xứ sở Mặt trời mọc.

1, Văn hóa ngủ gật
văn hóa ngủ gật

Trong các hội nghị quốc tế, người Nhật vẫn thường xuyên bị chỉ trích về văn hóa 3S (Smile - Silent- Sleep) đó là mỉm cười, im lặng và ngủ gật. Thật vậy, tại Nhật, bạn có thể bắt gặp hình ảnh những người ngồi ngủ gật ở mọi lúc mọi nơi từ nhà ga, lớp học, công sở thậm chí là trong các cuộc họp báo quốc tế trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc ngủ gật ở nơi công cộng trong văn hóa người Nhật lại không bị coi là bất lịch sự và ngược lại việc ngủ gật thể hiện rằng họ đã quá kiệt sức vì học tập và làm việc. Một lớp học mà hầu như cả lớp đều gục xuống bàn chỉ có khoảng 7, 8 người còn tỉnh táo để nghe giảng. Trên các phương tiện công cộng là nơi bắt gặp hình ảnh những học sinh, sinh viên, nhân viên công sở tranh thủ chợp mắt phổ biến nhất. Có thể bạn cho rằng việc ngủ gật như vậy sẽ không tạo được hiệu quả công việc cao nhưng thực tế đã chỉ ra rằng dù ngủ gật ở trong lớp học nhưng sinh viên Nhật vẫn đạt được kết quả cao trong các kỳ thi hay thậm chí một người ngủ gật trong một buổi họp vẫn có thể tỉnh dậy kịp lúc vỗ tay cho bài phát biểu và phản biện lại chúng.

2, Cafe hầu gái
Cafe hầu gái

Đây là mô hình nhà hàng nhỏ trong đó các nhân viên được cosplay như những cô hầu gái. Ở những quán này, nhân viên ăn mặc như những nàng hầu và phục vụ khách đến như những ông/ bà chủ của mình vậy. Mô hình cafe này lần đầu tiên được mở ở thành phố Akihabara và nhanh chóng lan rộng ra khắp Nhật Bản cũng như các nước lân cận như Đài Loan, Trung Quốc...

3, Ăn mỳ xì xụp
Ăn mỳ xì xụp

Một nét văn hóa lạ lùng nữa của người Nhật đó là phong cách ăn mỳ. Đối với họ, việc ăn mỳ mà phát ra tiếng đông càng lớn thì chứng tỏ đó món mỳ đó càng ngon. Ngược lại, nếu bạn ăn món mỳ nhỏ nhẹ trong im lặng thì đó như là một lời chê dành cho người đầu bếp rằng bạn không hài lòng và có phần xúc phạm họ đó.

4, Răng khểnh
Răng khểnh

Rất nhiều người Nhật cho rằng răng khểnh- Yeaba là nét duyên dáng nhất của người phụ nữ. Chiếc răng cửa mọc chồi ra hay gối chồng lên nhau đã đốn tim của rất nhiều người. Chính vì thế mà ở Nhật rộ lên trào lưu chỉnh sửa hàm răng để có được nét duyên dáng này. Ở quận Ginza, Tokyo hay rất nhiều nơi khác đã mở các trung tâm chỉnh sửa lại hàm răng với giá không dưới 400USD.  Thậm chí có cả một nhóm nhạc gồm toàn những cô gái răng khểnh tập hợp lại với nhau lấy tên là tsuke-yeaba48.

5, Lễ hội khỏa thân
Lễ hội khỏa thân

Hadaka Matsuri được biết đến là lễ hội khỏa thân lớn nhất Nhật Bản diễn ra tại ngôi chùa Saidaiji Kamon thuộc miền Tây Nhật Bản. Tham gia lễ hội này chủ yếu là nam giới, họ phải trút toàn bộ xiêm y dưới cái lạnh thấu xương của mùa đông nước Nhật và chỉ được mặc một chiếc khố có ghi sẵn địa chỉ liên hệ để đề phòng tai nạn, chấn thương. Nghi thức chính của lễ hội đó là việc xem ai cướp được gậy may mắn Shingi lâu nhất và bỏ được vào trong hộp được gọi là Masu thì sẽ gặp nhiều may mắn.

6, Ganguro
Ganguro

Giới trẻ Nhật Bản từ lâu vốn nổi tiếng với lối trang điểm quái dị và thường xuyên biến đổi và Ganguro là một trong những lễ hội đó. Trào lưu Ganguro này đối nghịch với những quy chuẩn truyền thống về sắc đẹp của Nhật nói riêng và châu Á nói chung. Những người theo Ganguro thường sẽ trang trí cho mình trở nên kỳ dị với làn da ngăm đen, rám nắng, trang điểm cực đậm, tóc được làm lại với nhiều màu sặc sỡ, móng tay cũng được làm lại với các phụ kiện nhiều màu rực rỡ.

7, Thang máy ngắn nhất thế giới
Thang máy ngắn nhất thế giới

Đất nước Nhật Bản nổi tiếng với những phát minh tiên tiến với nền công nghệ khoa học phát triển mạnh. Có lẽ cũng vì lẽ đó mà có những phát minh trở nên rất đặc biệt. Đó là chiếc thang máy ngắn nhất thế giới được đặt trong trung tâm thương mại của thành phố Kawasaki. Chiếc thang máy này chỉ cao 83cm tương đương với 5 cấp bậc thông thường. Nhiều tranh cãi đã nổ ra khi cho rằng thang máy này rất thú vị nhưng cũng có ý kiến phản biện rằng việc này quá lãng phí để duy trì năng lượng một thang máy ít tác dụng như vậy.

8, Khách sạn con nhộng
Khách sạn con nhộng

Qua đêm tại khách sạn con nhộng (Capsule Hotel) là một trải nghiệm không thể bỏ qua cho bất cứ ai khi đến Nhật Bản. Với thiết kế đơn giản, giá cả phải chăng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi của một khách sạn thông thường. Khách sạn con nhộng có thiết kế độc đáo với những buồng ngủ xếp liên tục vào nhau được phân chia từng dãy cho nam và nữ. Ban đầu khách sạn con nhộng chỉ dành cho những người bị quá giờ tàu, bị say xỉn cần một chỗ nghỉ chân nhưng với sự hưởng ứng của rất nhiều người thì mô hình này được mở rộng hơn cho mọi tầng lớp người dân, khách du lịch với giá chỉ khoảng 400.000VND/ đêm.

9, Nhà hàng đồ hộp
Nhà hàng đồ hộp

Tiếp tục là một mô hình kinh doanh lạ đời nữa tại Nhật bên cạnh khách sạn con nhộng và cafe hầu gái. Khách sạn này được Mr. Kanso khai trương vào năm 2002 tại Osaka đến nay mô hình này đã được nhân khắp các vùng chủ yếu tập trung vào Tokyo và Nagoya. Tại Mr. Kanso, sẽ không có bất kỳ thực đơn nào được đưa ra, không cần những bếp trưởng tài ba giàu kinh nghiệm. Tất cả món ăn tại Kanso đều là đồ hộp từ những món quen thuộc hàng ngày cho tới những món đồ hộp đến từ những nền ẩm thực khác nhau trên toàn cầu.

10, Máy bán đồ công cộng
Máy bán đồ công cộng

  Máy bán hàng tự động không phải là điều gì quá xa lạ nhưng đối với người Nhật, họ đã nâng nó lên thành một tầm cao mới. Bạn có thể mua những chú tôm hùm còn tươi sống bằng máy bán hàng tự động, xem bói bằng máy bán hàng tự động, máy bán hoa tươi, máy bán trứng hay thậm chí là máy bán đồ lót cũng được dùng.

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Ý nghĩa của hoa anh đào trong đời sống tinh thần của người Nhật

Hoa anh đào là loại hoa phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới nhưng nó lại được nhiều người biết tới hơn cả thông qua đất nước Nhật Bản. Nhắc tới xứ sở mặt trời mọc là người ta nghĩ ngay tới văn hóa trà đạo, biểu tượng núi Phú Sĩ và hoa anh đào. Có lẽ không ở đâu như tại Nhật Bản, hoa anh đào có thể quyến rũ, lôi cuốn và mang ý nghĩa tinh thần lớn lao đến vậy đối với người dân nơi đây.

Tìm hiểu về hoa anh đào

Hoa anh đào là loại hoa thuộc chi mận, mơ cao từ 10-15m với tán rộng từ 5-10m. Hoa anh đào thường có màu trắng, hồng nhạt, hồng đậm. Thời gian nở rộ của hoa của anh đào thường rơi vào mùa xuân tầm tháng ba đến đầu tháng tư kéo dài từ 7-12 ngày. Đây cũng là thời gian bắt đầu một năm học mới ở nước Nhật, là khởi đầu cho mọi thành công, nhiệm vụ với trong năm. Cũng vào thời gian này là thời gian diễn ra lễ hội Hanami- lễ hội ngắm hoa anh đào lớn nhất Nhật Bản. Vào thời điểm này, đất nước Nhật Bản tràn ngập trong những đám mây hóa anh đào, người dân ở khắp mọi miền đất nước đổ xô đi ngắm hoa, cùng nhau trò chuyện, hát hò, nhảy múa, chụp những bức ảnh dưới những tán cây hoa anh đào. Người Nhật còn truyền tai nhau rằng, nếu cánh hoa anh đào rơi vào chén rượu sake của ai đó thì người đó có thể gặp may mắn cả năm. hoa anh đào nhật bản
 Hoa anh đào ở Nhật còn gắn liền với một truyền thuyết bi thương về núi Phú Sĩ. Theo như những người đời trước kể lại, hoa anh đào được sinh ra từ thanh kiếm của một Samurai khi vị kiếm sĩ này đã dùng thanh kiếm đó để tự kết liễu sinh mạng của mình tại núi Phú Sĩ. Có lẽ vì thế mà không nơi đâu trên đất nước Nhật sắc hoa anh đào lại có thể đẹp bằng với sắc hoa trên ngọn núi Phú Sĩ. Cũng từ truyền thuyết này mà mà hoa anh đào hiện thân như một biểu tượng tinh thần của võ sĩ đạo: "Nếu là hoa thì xin là hoa anh đào, nếu là người xin là võ sĩ đạo". Thời gian nở của hoa anh đào khá ngắn, thường kéo dài trong 1 tuần. Khi rụng hoa anh đào không giống như những loại hoa khác, cuống hoa không lìa cành vội mà lần lượt rơi từng cánh hoa bay phất phơ trong gió tạo nên những cơn mưa hoa đầy gợi tình. Lá hoa anh đào khi rụng xuống vẫn còn giữ được độ tươi và tỏa ra thoang thoảng mùi hương nhẹ nhàng. Chính điều này cũng là phần nào biểu trưng cho tinh thần, cốt cách sống của người Nhật luôn mỉm cười, nhẹ nhàng như một bông hoa anh đào rời cành trở về với đất mẹ.

Hoa anh đào - một nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản

Hiện nay ở Nhật, các nhà khoa học đã phát hiện ra có tới hơn 200 loài hoa anh đào khác nhau trên khắp lãnh thổ Nhật Bản trải dài trên khắp cả nước từ vùng Hokkaido cho tới thủ đô Tokyo, cố đô Kyoto hay vùng quê Osaka náo nhiệt... Có lẽ chính vì thế mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh hoa anh đào trong các nét văn hóa truyền thống ở Nhật. Mùi hương nhẹ nhàng, đặc trưng, cánh hoa mỏng manh tinh khiết được người Nhật sử dụng làm trà để thưởng thức hàng ngày, hay được chiết xuất ra các loại nước hoa với mùi hương nhẹ nhàng thư thái.lễ hội hoa anh đào
Hoa anh đào còn hiện diện trong các tác phẩm điện ảnh, văn học nghệ thuật của xứ Phù Tang với hình tượng về một sức sống mỏng manh, vẻ đẹp quyến rũ đi sâu vào lòng người. Ngoài ra, hoa anh đào còn được lựa chọn làm biểu tượng của nhiều tôn giáo, đảng phái, tổ chức tại Nhật như giáo hội Thiên Lý Tenrikyo, một giáo phái khá lớn của vùng Kansai. Hoa anh đào còn biểu trưng cho sự đoàn kết, một cây cho dù có nở đép thế nào đi chăng nữa những khi đứng một mình nó sẽ không thể mang đến sự hoàn mỹ, cảm xúc thực sự cho người xem như khi được chứng kiến cả vườn anh đào đua nhau khoe sắc được.hoa anh đào trong truyền thống nhật
Đối với những ai chưa có dịp được chứng kiến hoa anh đào nở, được tham gia lễ hội truyền thống Hanami ngay trên chính nước Nhật thì quả thật rất khó để có thể cảm nhận được vẻ đẹp kỳ ảo, thần kỳ của xứ sở Mặt Trời mọc, cái kỳ diệu đã đưa nước Nhật gian khó vùng lên đứng dậy sau những thảm họa về chiến tranh, thiên tai.