Chấp hành vạch kẻ đường
Không như ở Việt Nam khi mà bạn sang đường có thể bất kỳ chỗ nào tùy thích, các lái xe Nhật là những người rất nguyên tắc. Khi bạn sang đường không đúng quy định họ sẽ cho đó là hành động rất nguy hiểm và không ngần ngại đưa bạn lên đồn.
Hơn nữa, người dân Nhật khi sang đường đều rất tuân thủ các quy định tín hiệu vạch kẻ đường. Nếu bạn không muốn trở nên lạc lõng giữa phố thì tốt nhất là hãy chấp hành theo họ.
Vứt rác đúng nơi quy định
Nếu như ở các quốc gia đều phân chia rác thải thành 2 loại là tái chế và không tái chế thì riêng ở Nhật họ phân loại thành 4 loại đó là rác cháy được, rác không cháy được, rác ngoại cỡ và các loại chai lọ, vỏ lon.
- Rác có thể đốt cháy như rau củ, thịt cá, giấy vệ sinh, tã giấy, lọ đựng thực phẩm, giấy gói bằng nhựa... Ngoài ra các loại gỗ, cao su cũng được coi là rác có thể cháy được.
- Rác không cháy được có thể kể tới như các loại ống nhựa dài như ống nhựa, dây nhựa, băng catsset, các vật dụng bằng sứ, kim loại, thủy tinh...
- Rác ngoại cỡ là những loại rác có kích thước lớn như bàn ghế, sofa, tủ quần áo... có kích thước khoảng trên 1,2m.
- Các loại chai lọ và vỏ lon bao gồm cả một số loại rác độc hại như pin, nhiệt kế cũng được phân loại vào nhóm này. Đối với các món hàng thuộc nhóm này yêu cầu phải được gói trong túi kín và có ghi chú Yugai gomi (có hại) để phân biệt rõ.
Không chỉ tay vào người khác
Hành động chỉ tay vào người khác được coi là thô lỗ không chỉ ở Nhật mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Là một quốc gia trọng lễ nghi cũng như tôn trọng người khác thì hành động chỉ tay vào đối phương thể hiện sự thô lỗ và coi thường người đối diện. Điều này là vô cùng cấm kỵ tại xứ sở hoa anh đào cho dù bạn chỉ tay hay dùng đũa.
Không tip khi ăn tại nhà hàng
Là một hành động nhỏ nhưng mang nhiều hàm ý khác biệt giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản. Nếu như việc tip tiền ở nước ta được coi là bình thường thể hiện lời khen ngợi về chất lượng phục vụ của nhân viên đó thì hành động tip tiền ở Nhật lại rất hạn chế và bị coi như đó là sự xem thường, xỉ nhục họ vậy. Vì thế, "nhập gia tùy tục" khi bạn cảm thấy hài lòng về một nhân viên nào đó và muốn thể hiện sự tôn trọng thì hãy tặng họ 1 món quà nhỏ thay vì gửi tiền nhé.
Để điện thoại ở chế độ im lặng
Người Nhật chủ yếu sử dụng các phương tiện công cộng trong quá trình học tập và làm việc. Khi sử dụng các phương tiện này thì để tránh làm phiền tới người khác mọi người thường sẽ để điện thoại ở chế độ im lặng. Ngay kể cả khi đang làm việc tại cơ quan, người Nhật cũng luôn hạn chế tối đa việc để chuông điện thoại bởi sự tôn trọng tới những người xung quanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét